Sự cạnh tranh không lành mạnh và lợi dụng mạng xã hội bêu xấu doanh nghiệp khác

Trong thời đại công nghệ số các website, mạng xã hội, diễn đàn…không ngừng phát triển mạnh mẽ và đang dần là xu hướng truyền thông tích cực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã xuất hiện việc cạnh tranh không lành mạnh núp bóng các website, các trạng mạng xã hội khiến nhiều doanh nghiệp nhiều phen “muối mặt” vì bị đặt điều, bêu xấu trên mạng. Điều này không chỉ làm mất đi hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp mà còn bị thiệt hại không hề nhỏ về kinh tế.

Hàng ngày trên mạng xã hội, người sử dụng có thể tiếp cận hàng nghìn thông tin khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội hiện đang được nhiều người xử dụng như một công cụ làm xấu hình ảnh gây mất uy tín của các cá nhân hay doanh nghiệp và công cụ này đang được sử dụng phổ biến có khả năng dẫn tới những thiệt hại cả về danh dự và tài chính cho các doanh nghiệp, thậm chí, xóa sổ một doanh nghiệp chỉ trong thời gian ngắn.

Ảnh minh hoạ

Thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp khi bị nói xấu trên các website, các mạng xã hội, diễn đàn đây là sự cạnh tranh không lành mạnh, bóp méo sự thật để tập trung ưu thế cho lợi ích của một nhóm cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó. Hoặc bị đối thủ cạnh tranh này “lợi dụng” để nói xấu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh khác trên thương trường chứ không phải là sự phê bình có thiện chí.

Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ cao ASAMA có địa chỉ tại lầu 2, số 33 Quách Văn Tuấn, Phường 12, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh cũng gặp rắc rối không nhỏ với các thông tin lan truyền trên website: www.tapchibitcoin.vn với 02 bài viết: “Nóng – Asama Mining: Công ty tuyên bố hết tiền, nhà đầu tư tự mua bán $ A ảo, bộ mặt lừa đảo chính thức lộ diện” và “Asamafarm – Kỳ 2: Chạy ngay đi”. Tại các bài viết này, trang website: www.tapchibitcoin.vn đã đưa thông tin liên quan đến nội bộ của công ty như: Biện pháp kinh doanh, hình thức kinh doanh, mạng lưới của công ty. Kèm với đó là các bình luận không có căn cứ về việc kinh doanh cũng như các biện pháp truyền thông của công ty này. Bức xúc hơn, trang website còn sử dụng những từ ngữ nhạy cảm như: “đổ bể”; “lập lờ”; “không ngờ nát sớm như vậy”…để minh chứng cho những bình luận thất thiệt. Không những thế, chưa được sự cho phép của ban lãnh đạo công ty, trang website này đã tự ý lấy những hình ảnh cá nhân của ban lãnh đạo công ty để kèm theo bài viết. Cùng với đótrang website này còn dẫn thêm các đường link như Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn; Group Telegram: https://t.me/chemzobitcoin nhằm đẩy mạnh thông tin lan rộng trên mạng xã hội. Từ đây, đã có rất nhiều những ý kiến trái chiều bình luận gây tâm lý hoang mang, dè chừng cho các đối tác của công ty.

Cha sẻ với chúng tôi, đại diện của Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ cao ASAMA bức xúc nói: “ Công ty chúng tôi thành lập và đã được có giấy phép đăng ký kinh doanh đầy đủ”. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà trang website: www.tapchibitcoin.vn lại đưa những thông tin thiếu chính xác và bình luận một cách ác ý như vậy. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đây là một trang website của một cá nhân lập ra, chưa được cấp giấy phép hoạt động. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ làm đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm hành vi này”.

Trước tình trạng các doanh nghiệp bị bêu xấu trên mạng ngày càng phổ biến, luật sư Nguyễn Viết Đức – Văn phòng Luật sư Trường Phúc, Thành phố Hà Nội đưa ra quan điểm: “Nếu các cá nhân, tổ chức đăng tải những thông tin thất thiệt, không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nha, tổ chức, cộng đồng hoặc quốc gia thì các chủ thể bị hại có thể làm đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng hoặc làm đơn khởi kiện ra tòa. Theo luật sư Đức, những thông tin thất thiệt có nội dung vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân là những nội dung bị nghiêm cấm theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 97/2008/NĐ-CP. Còn tại Khoản 2, Điều 9, Nghị định 28/2009/NĐ-CP và Điểm b, Khoản 5, Điều 6, Nghị định 63/2007/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

Việc tung tin sai lệch lên mạng nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự, cụ thể: Tại Điều 122, Bộ Luật hình sự quy định phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội vu khống.

Theo Phụ nữ thời đại