Bắt đầu từ một bài báo: “Cơm tấm Kiều Giang sử dụng nguyên liệu “lạ” ”.
Ngay lập tức “Cơm tấm Kiều Giang” xuất hiện với tần suất dày đặc trên phương tiện truyền thông. Thậm chí có tờ báo còn thêm thắt là “hoá chất lạ” mới ghê.
Chưa hết, để tăng độ hấp dẫn khi “đi sau, về muộn”, có tờ báo còn mô tả là nhiều loại thịt bốc mùi khó chịu…
Ôi! Thế thì kinh hoàng quá. Không ít người rùng mình, phẫn nộ và cảm giác bị một thương hiệu có tiếng lừa đảo.
Tuy nhiên, có những tờ báo vẫn l ẻ loi “lội ngược dòng” với những thông tin mà các báo đồng loạt đưa, để người đọc rõ hơn chuyện 1.029 kg phụ gia không nhãn mác. Về phần không cung cấp hoá đơn tại thời điểm kiểm tra.
Tuy đoàn kiểm tra cho giới hạn 3 ngày để Kiều Giang cung cấp chứng từ liên quan, thì ngay lập tức Kiều Giang đã cung cấp đủ chứng từ, nguồn gốc nguyên liệu.
Cơm tấm Kiều Giang đã giảm lượng khách đáng kể.
NHÀ BÁO C ŨNG…. CAY ĐẮNG
Anh Nguyễn Công Thành, phóng viên ảnh của một tờ báo nổi tiểng, sau khi đọc xong bài báo về “Cơm tấm Kiều Giang” đã chia sẻ trên tường nhà mình: “ Nếu đúng vầy thì tiêu rồi. Gia đình mình, cơ quan mình, bạn bè mình ủng hộ quán này từ hồi còn là cái quán nhỏ xíu ở bên kia cầu Sài Gòn ( phía Thủ Đức), hồi mấy chục năm trước. Khu cư dân ở xa lộ này đã giải toả từ lâu lắm rồi”.
Cơm tấm Kiều Giang…trở thành nỗi ám ảnh của người mê thương hiệu này. Và họ, đã có người xa lánh trong “hờn giận”.
Truyền thông, mạng xã hội bàn luận gay gắt quanh chuyện Kiều Giang.
Tr ên Facebook của nhà báo Ngô Nguyệt Hữu, tôi đọc được dòng chia sẻ : “Cơm tấm Kiều Giang- giữa đôi bờ hư thực”.
Anh viết: “Trưa nay, 24.8, quán cơm tấm trứ danh Kiều Giang ở Q.9, TP.HCM trống trơn. Ông Phong, chủ quán vừa trở về từ Mỹ. Ông ngồi trò chuyện cùng tôi, tiếp vài đồng nghiệp ngay từ khi về đến nhà, không nghỉ ngơi.
Tôi có tham quan khu bếp ăn, kho lạnh, nơi nướng thịt, nơi trữ gia vị…Thú thật là không có gì để than phiền
Vài nhà báo có chụp can nước mắm, xì dầu…phía ngoài can có ghi rất rõ địa chỉ của công ty cung cấp. Chỉ cần một cuộc điện thoại một thao tác đặt câu hỏi về nguồn gốc với nhân viên của Kiều Giang là có giải đáp cho thắc mắc.
Tiếc là đã không có chuyện đó xảy ra
Những can nước mắm, xì dầu rõ nguồn gốc xuất hiện trên vài tờ báo online, hệt một loại hoá chất nào đó được mua từ chợ Kim Biên.
Trong biên bản của đoàn thanh tra hoàn toàn không có ngạc nhiên, khúc mắc hay đề cập đến những can thức chấm ướp này.
Tôi đọc rất kỹ biên bản của Đoàn kiểm tra liên ngành vào ngày 22.8.2018.
- Khu vực nhà bếp, sàn nhà có gạch vỡ, thực ra là nền gạch bị mẻ, có côn trùng.
- Sử dụng trang phục bảo hộ lao động cho nhân viên chưa đầy đủ, 5 nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không mang khẩu trang
- Sử dụng chất phụ gia không có nhãn mác, 39 cây đường và phụ gia, khối lượng 1.209 kg không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ ( nghĩa là ở thời điểm kiểm tra, Kiều Giang không xuất trình hoá đơn, chứng từ của đường và phụ gia. Có lẽ cần phải làm rõ: muối, bột ngọt, bột nêm chính là phụ gia- NNH)
Ngày 23.8, Kiều Giang đã nộp đầy đủ hoá đơn chứng từ của những nguyên liệu này. Thậm chí có cả người của công ty cung cấp xác thực như: bột ngọt Ajinomoto, muối tinh của tập đoàn muối miền Nam, đại lý cung cấp đường của Cty đường Vị Thanh…
Nghĩa là, họ hoàn toàn không có gì gian dối. Theo Nghị định của Chính phủ, doanh nghiệp có ba ngày để bổ sung giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng.
Sở dĩ, Kiều Giang bổ sung một số giấy tờ là vì thời điểm đoàn kiểm tra, ông Phong đang ở Mỹ. Và chính ông cũng đánh giá, đợt kiểm tra định kỳ này cũng bình thường như những lần khác. Chứ nào hay có báo giới đi cùng đoàn kiểm tra.
Những gói nguyên liệu mà báo chí chú thích là “phụ gia lạ”. Đó là những gói nguyên liệu gồm đường, bột ngọt…trộn sẵn cho từng công đoạn khác nhau. Ví dụ, hầm xương xài loại nguyên liệu pha chế này, ướp thịt thì xài nguyên liệu kia…( ghi rõ ở phần bao bì).
Thứ nhất, đây là bí mật pha chế của Kiều Giang.
Thứ hai, từ đại bản doanh Kiều Giang ( Q.9), gia vị được chuyển bằng ô tô đến các quán cơm khác…nhằm đảm bảo chất lượng, khẩu vị như nhau.
Cái xô thịt ướp mà báo Lao Động nói bốc mùi, màu vàng… Kiều Giang ướp trong kho lạnh theo xô. Họ mang ra nướng và đặt trên giá đỡ. Có lẽ nhà báo muốn góc ảnh ấn tượng nên nhấc xô thịt ra khỏi giá đỡ và chụp ảnh, góc chụp tạo nên một bức ảnh ám ảnh bạn đọc…
…Chỉ là đôi lúc thông tin ban đầu được vài nhà báo chuyển đến bạn đọc theo dạng tự định lượng, đã khiến Kiều Giang sụt giảm doanh số nghiêm trọng. Nhiều khách hàng nhắn tin cho những người trong gia đình này với sự trách móc, oán than.
Nếu chỉ phản ánh bằng biên bản của Đoàn kiểm tra, đừng tự ý suy luận thêm, có lẽ Kiều Giang đã không lâm vào cảnh sụt giảm doanh thu khủng khiếp vậy.
Nhà báo Ngô Sơn thì đặt câu hỏi: “Cơm tấm Kiều Giang- Vấn đề nằm ở đâu?”.
…Cái biên bản ban đầu của đoàn kiểm tra Vệ sinh ATTP, thấy cái chốt nằm mở mục “Những mặt còn tồn tại” ghi với câu như vầy: “Sử dụng khu vực chế biến không đảm bảo vệ sinh, có côn trùng, cụ thể là ruồi trong khu vực chế biến, có gạch vỡ, nhân viên không mang khẩu trang, sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ…”.
Đối chiếu quy trình, phân tích vầy:
“…Với kết luận ban đầu đó, báo chí đi theo hoặc nhận được biên bản, chỉ cần đăng nguyên câu từ theo kết luận… doanh nghiệp cũng đủ đứt mà chờ “được vạ thì má đã sưng”. Nghe đâu có một nhà báo đi theo “cảm giác có vấn đề” nên không đăng.
Nhưng cái gốc để có thể điều chỉnh cả nội dung báo chí lại nằm ở câu từ biên bản đoàn kiểm tra..”.
Rõ ràng, việc 5 nhân viên không mang khẩu trang, có ruồi, theo nhà báo Ngô Sơn là vấn đề không quá kinh khủng.
Anh nói rõ quan điểm: “Đúng thực tế, thay vì “tại thời điểm kiểm tra DN chưa cung cấp được chứng từ, thay vì kết án ngay “không có nguồn gốc xuất xứ…”
Báo chí dù đăng theo cơ quan chức năng, kể cả không mục đích “ đánh thuê” .
( Nhiều anh em PV, tui biết như vậy) nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với tác phẩm của mình. Sai thì nhận, thì sửa.
Chỉ có kẻ không dám làm gì thì sẽ không bao giờ sai.
Còn cơ quan quản lý cần phải hoàn thiện lại cả cách ghi biên bản, chứ không theo cảm quan cá nhân ( loại trừ “đánh thuê”), nếu không con chữ thiếu chuẩn sẽ biến miếng thịt bò thành“con bò”.
Nhà báo nhận định thật chí lý.
Nhà báo Cao Hùng thì thốt lên: “ “Ăn” thông tin “ Cơm tấm Kiều Giang sao thấy “sạn” nhiều quá. Sạn trong cơm tấm còn nhổ ra được, còn sạn trong tin, trong từng câu chữ thì làm sao nhổ ra được đây. Đau quá!”.
Bài 2: Doanh nghiệp “ chết” vì từng con chữ: Nhà báo nào đã trở thành “Lính đánh thuê” thiện chiến trong vụ Cơm tấm Kiều Giang.