Theo Pháp luật Việt Nam, Hãng hàng không Jetstar (JPA) được thành lập từ tháng 4/1991 với vốn góp 40 tỷ đồng của 7 cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước. Tới năm 1995, Hãng hàng không này trở thành đơn vị thành viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA). Ngay sau đó, phần vốn góp Nhà nước được chuyển giao cho Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ.
Vào năm 2007, 30% cổ phần của Hãng hàng không Jetstar đã thuộc quyền sở của Tập đoàn hàng không Qantas của Australia. Sở hữu 30% cổ phần trong tay, Qantas trở thành một cổ đông chiến lược của Jetstar.
Tính đến nay, số cổ phần của Hãng hàng không Jetstar được phân bổ như sau: Vietnam Airlines (nắm 68,86% cổ phần), Qantas (nắm 30% cổ phần) và Saigontourist (nắm 1,14% cổ phần).
Mặc dù tại thời điểm Jetstar ra đời (tháng 4/1991), tại Việt Nam chỉ mới có hai hãng hàng không chính cung cấp dịch vụ bay nội địa (Vietnam Airlines và Jetstar), nhưng kết quả kinh doanh của hãng này luôn ở trong tình trạng thua lỗ. Ở thời điểm 2008 – 2009, hãng báo lỗ tới gần 700 tỷ đồng trên doanh thu chỉ 1.700 tỷ đồng.
Lý giải về nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh không mấy khả quan của mình, ban lãnh đạo Jetstar cho rằng lỗ là do từ bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging) và chi phí phạt do huỷ hợp đồng thuê máy bay đã ký trong năm 2008.
Tiếp đó, ở thời điểm 2010-2011, mặc dù không còn chịu tác động từ các khoản chi phí bảo hiểm xăng dầu và phí phạt do huỷ hợp đồng thuê máy bay như lý giải của ban lãnh đạo Jetstar đưa ra, nhưng hãng vẫn tiếp tục bài ca thua lỗ. Số lỗ năm 2011 lại tăng gấp đôi so với năm 2010, lên hơn 430 tỷ đồng.
Sau thời gian dài thua lỗ, đến tháng 2/2012, sau khi Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn nhất của Jetstar, những tưởng hãng này sẽ thoát khỏi tình trạng “u ám” của mình. Nhưng trái lại sự kỳ vọng của không ít người, Jetstar vẫn tiếp tục lỗ. Thua lỗ của hãng hàng không này đã tịnh tiến dần và năm sau cao hơn năm trước.
Cụ thể, trong năm 2016, hãng báo lỗ sau thuế gần 900 tỷ. Năm 2017 lỗ hoạt động kinh doanh 1.000 tỷ đồng. Tính tới cuối năm 2017, lỗ lũy kế của Jetstar đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, hai cổ đông lớn là Vietnam Airlines và Quatas dự kiến sẽ tiếp tục bổ sung vốn cho hãng này và nếu Jetstar tiếp tục thua lỗ thì đồng nghĩa với việc vốn của Vietnam Airlines đầu tư vào đây cũng sẽ “một đi không trở lại”.
Việc kinh doanh của Hãng hàng không Jetstar không thuận buồn xuôi gió đã khiến cho Vietnam Airlines – cổ đông lớn nhất, chịu thiệt hại nhiều nhất. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước đã gián tiếp gánh chịu những khoản lỗ nghìn tỷ của Jetstar bởi Vietnam Airlines là doanh nghiệp mà Nhà nước.
Điều đáng nói là dù làm ăn thua lỗ liên tục như vậy nhưng hiện tại, những lãnh đạo chủ chốt của Jetstar đã không còn tiếp tục ở lại để chèo chống con thuyền này nữa mà đã lần lượt thuyên chuyển và trở thành các lãnh đạo của Vietnam Airline.
Cụ thể như ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc của Vietnam Airline hiện nay từng giữ chức Chủ tịch HĐQT của Jetstar. Thời điểm này, ông Dương Chí Thành là Phó tổng giám đốc Vietnam Airline kiêm chức Chủ tịch HĐQT của Jetstar.
Ông Lê Hồng Hà, Phó tổng giám đốc phụ trách thương mại của Vietnam Airline hiện nay. Ông Lê Hồng Hà giữ chức Tổng giám đốc của Jetstar trong 3 năm liên tục, từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2015.
Ngoài ông Dương Chí Thành và Lê Hồng Hà kể trên, còn một số cán bộ quan trọng của Vietnam Airline cũng từng giữ chức vụ quan trọng trong Jetstar cũng được thăng chức.
Trở lại khoản lỗ hơn 4.000 tỷ của Hãng hàng không Jetstar, nếu truy trách nhiệm đến cùng đối với các khoản thua lỗ từng thời kỳ của hãng hàng không Jetstar thì phải là rõ trách nhiệm của lãnh đạo Công ty.
Câu hỏi đặt ra là, với những thua lỗ trên của Hãng hàng không Jetstar thì những ai sẽ phải chịu trách nhiệm với khoản lỗ hơn 4.000 tỷ đồng của Hãng hàng không Jetstar ?