Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Sẽ tiếp tục hành trình cứu ông Vũ và thương hiệu cà phê Trung Nguyên

Đó là khẳng định của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Tổng Giám đốc TNI) trước thông tin cho rằng giữa tháng 6 tới Tòa án cấp cao tại TP HCM sẽ xử phúc thẩm vụ ly hôn nghìn tỉ giữa bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên TNG).


Bà Thảo khẳng định sẽ tiếp tục hành trình cứu ông Vũ và thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Bà Thảo khẳng định sẽ tiếp tục hành trình cứu ông Vũ và thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Chia sẻ với Báo Gia đình và Xã hội về những mong muốn của mình trong thời gian tới đối với gia đình và thương hiệu cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho biết: “Trung Nguyên như “đứa con” mình sinh ra trước 4 đứa con ruột của mình. Anh ấy (ông Đặng Lê Nguyên Vũ – PV) là cha, mình là mẹ.

Giờ anh ấy đã thay đổi thì mình phải làm để tiếp tục giữ lại thương hiệu Trung Nguyên. Mong muốn của mình là Trung Nguyên tiếp tục trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới.

Mình sẽ liên tục nỗ lực để phát triển, làm tốt vai trò thúc đẩy. Trong biến cố về sức khoẻ của chồng, và sự thao tóm của một nhóm người, mình lại là động lực chính nên cần phải kiên định để bảo vệ thành quả. Nếu mình không nỗ lực, cố gắng thì chuyện sẽ không thành”.

Nói về những ảnh hưởng về thương hiệu Trung Nguyên kể từ khi xảy ra sự vụ lùm xùm liên quan đến bà Thảo và ông Vũ, bà Thảo khẳng định: “Ảnh hưởng nhiều, khi anh ấy bị như thế thì sẽ có khả năng biến mất tên Trung Nguyên.

Đã có sự thay đổi về bên trong của công ty, tất cả những giấy tờ làm việc của công ty đã đổi sang tên mới. Mới đây đã đổi cả dòng sản phẩm. Đó là những việc bất bình thường. Nếu không có nỗ lực để đấu tranh thì cái tên Trung Nguyên đã biến mất rồi”.


Bà Thảo cho rằng, nếu có phép màu được làm lại từ đầu thì bà sẽ cứng rắn và mạnh mẽ hơn để cứu những gì đã gây dựng sau hàng chục năm.

Bà Thảo cho rằng, nếu có phép màu được làm lại từ đầu thì bà sẽ cứng rắn và mạnh mẽ hơn để cứu những gì đã gây dựng sau hàng chục năm.

Trao đổi với phóng viên Báo Gia đình và Xã hội về trường hợp được bà cho rằng có thể có ảnh hưởng xấu đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên, bà Thảo nói: “Đất nước của mình mất một thương hiệu có giá trị với thế giới. Đó là mất mát rất, rất lớn.

Qua biến cố của gia đình mình thì đã gây ra sự mất lòng tin, những người khởi nghiệp sẽ mất chỗ dựa. Việc tập trung xây dựng nên một thương hiệu và đó là động lực để bạn cố gắng nhưng kết quả lại rất kỳ cục.

Tôi và chồng là người đứng ra xây dựng lên thương hiệu cà phê Trung Nguyên sau bao nhiêu năm vất vả nhưng rồi một ngày thương hiệu biến mất thì sẽ gây ra mất lòng tin cho những ai đang cố gắng ngày đêm nhằm kiến tạo một thương hiệu Việt”.

Trong quá trình chia sẻ câu chuyện của mình, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhắc nhiều đến việc bảo tồn một thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế là cà phê Trung Nguyên. Đó trở thành nỗi trăn trở của bà Thảo sau chuỗi ngày lận đận chuyện gia đình, sự nghiệp với chồng.

Nói về những chuỗi ngày đặt nền móng cho thương hiệu nổi tiếng này, bà Thảo cho biết: “Đầu tiên, tôi chia sẻ lại câu chuyện chọn ngành cà phê, sau nhiều năm lăn lộn tìm hiểu thì tôi biết đây như một kho báu.

Tôi cũng chứng kiến những vất vả của người nông dân để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà phê trên thế giới nhưng luôn bị ép giá.

Khi xây dựng Trung Nguyên, những gì anh Vũ mong ước thì tôi là người thực hiện để nó trở thành hiện thực. Như mong muốn của anh ấy về việc xây dựng thánh địa cà phê toàn cầu ở Việt Nam.


Trước các lùm xùm của mình và gia đình, bà Thảo lo lắng sẽ ảnh hưởng lớn đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Trước các lùm xùm của mình và gia đình, bà Thảo lo lắng sẽ ảnh hưởng lớn đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Trước ý nguyện này, tôi tham mưu cần phải xây dựng thành điểm đến của du lịch trước khi xây dựng trở thành thánh địa và có ngay ý tưởng xây dựng lễ hội cà phê.

Trong suốt các lễ hội diễn ra thì Trung Nguyên là nhà đầu tư chính. Nhiều việc phải làm như sân bay, giao thông, hạ tầng… Hay như việc thành lập Công ty du lịch Đặng Lê, việc xây dựng thành phố, bảo tàng cà phê thì tôi đều từng bước xắn tay vào để làm.

Với Trung Nguyên, ngay cả ý tưởng táo bạo để phát triển cà phê theo chuỗi năm 1999 – 2000, lúc này cả thế giới biết đến việc mượn nguồn lực để xây chuỗi cùng là do bàn tay của tôi.

Việc triển khai bán hàng khắp Việt Nam với hơn 140 ngàn điểm bán cũng do bàn tay của tôi. Rồi việc bước ra thế giới, nhượng quyền cho Nhật Bản, Singaporo, xuất khẩu ra khắp thế giới cũng vậy.

Năm 2008, lúc đó Trung Nguyên đã tái cấu trúc thương hiệu để xây dựng chuỗi cà phê thống nhất về nhận diện cả trong nước và quốc tế. Ở Singapore tôi đã làm việc với các đối tác khắp thế giới để lựa chọn sau đó xây dựng cửa hàng ở sân ban Changi.

Sau đó về Việt Nam làm lại cả chuỗi nhưng sau khi anh ấy bị bệnh thì Trung Nguyên đã thay đổi hoàn toàn so với trước kia những gì mình làm. Những ai chứng kiến cũng phản ánh về việc thay đổi này”.

Theo Minh Anh  – Cafeland